Có nhiều loại virus viêm gan bao gồm virus viêm gan A (HAV), B (HBV), C (HCV), D (HDV), E (HEV), G (HGV)… trong đó virus viêm gan B và C thường gặp nhất.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, năm 2019, trên toàn thế giới có khoảng 400 triệu người nhiễm viêm gan B và C. Tại Việt Nam có khoảng 7,8 triệu người đang sống với bệnh viêm gan B và gần một triệu người đang sống với bệnh viêm gan C. Mỗi năm có khoảng 40.000 người tử vong do viêm gan B, C.
Viêm gan là tình trạng tổn thương gan, đặc trưng bởi sự hiện diện của các tế bào viêm. Hiện nay có 5 loại viêm gan phổ biến là A, B, C, D và E. 5 loại này được quan tâm nhiều nhất vì có khả năng bùng phát, lây lan quy mô lớn và những biến chứng nguy hiểm mà chúng gây ra.
Viêm gan A (HAV)
Bệnh này có khả năng lây truyền cao. Virus này tìm thấy trong phân của người bệnh và có thể lây cho người khác thông qua việc ăn uống các loại thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Hiện nay, ở nước ta đã có vaccine để tiêm phòng virus viêm gan A. Viêm gan A thường diễn biến lành tính và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, HAV vẫn có thể tái phát và có thể diễn tiến nặng, đe dọa tính mạng người bệnh.
Viêm gan B (HBV)
Viêm gan B có đường lây truyền khá đa dạng như lây qua truyền máu, quan hệ tình dục, từ mẹ sang con. Hiện nay đã có vaccine an toàn và hiệu quả để ngừa HBV. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo rằng virus viêm gan B dễ lây hơn virus HIV gấp 50-100 lần. Mỗi người cần tiêm phòng vaccine HBV đầy đủ và nếu đang nhiễm bệnh nên áp dụng những phương pháp phòng ngừa để tránh lây lan cho người khác.
Viêm gan C (HCV)
Viêm gan C lây truyền chủ yếu qua việc tiếp xúc với máu người nhiễm bệnh như thông qua việc sử dụng chung bơm kim tiêm. Bệnh cũng có thể lây qua đường tình dục. Viêm gan C được coi là một trong những loại virus nguy hiểm nhất và hiện vẫn chưa có vaccine chủng ngừa.
Viêm gan D (HDV)
Thông thường, người bệnh nhiễm viêm gan B thường đồng nhiễm thêm viêm gan D. Virus viêm gan D thường không thể tồn tại nếu không có sự hiện diện của virus viêm gan B. Đồng nhiễm cùng lúc HDV và HBV sẽ khiến tình trạng bệnh trở nặng với nhiều biến chứng nguy hiểm hơn.
Viêm gan E (HEV)
Giống như viêm gan A, viêm gan E được tìm thấy trong phân và lây truyền qua việc ăn uống thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm. Viêm gan E thường diễn tiến lành tính và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu phụ nữ có thai nhiễm HEV có nguy cơ bệnh phát triển mạnh và khả năng tử vong cao.
Trong các trường hợp viêm gan, khoảng 80% không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh diễn tiến âm thầm, nhiều người đã nhiễm virus nhưng vẫn cảm thấy khỏe mạnh, ngay cả bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Chỉ có 20% còn lại xuất hiện các triệu chứng mờ nhạt như mệt mỏi, cảm giác buồn nôn, ăn không ngon miệng, ngứa khắp người, đau bụng, đau khớp hoặc cơ…
Các nhà khoa học Mỹ cho biết, tế bào Kupffer – nằm ở xoang gan hoạt động quá mức là “thủ phạm” làm khởi phát quá trình tổn thương và hoại tử tế bào gan. Cụ thể, khi nhận diện “kẻ lạ mặt” gây hại cho gan là virus viêm gan, tế bào Kupffer lập tức hành động bằng cách sản sinh các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β… nhất là Interleukin. Ban đầu, các chất gây viêm này có mục đích tiêu diệt virus nhưng vì sản sinh quá nhiều và bị kích hoạt liên tục vô tình làm tổn thương các tế bào gan, tăng tình trạng tế bào gan bị viêm và hủy hại gan. Tình trạng kéo dài không được khắc phục, tế bào gan chết hàng loạt dẫn đến biến chứng xơ gan, ung thư gan.
Sự hiện diện của tế bào Kupffer đã mở ra cái nhìn về cơ chế sinh bệnh viêm gan. Nhờ đó, y học hiện đại có thể đưa ra giải pháp hiệu quả trong bảo vệ gan từ gốc, đó là kiểm soát hiệu quả hoạt động của tế bào Kupffer, không để sinh ra nhiều chất gây viêm có hại cho gan, đồng thời tăng cường khả năng chống độc, giải độc để bảo vệ gan tốt hơn.
Ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học phân tử, gần đây các nhà khoa học Mỹ phát hiện 2 tinh chất Wasabia và S. Marianum thiên nhiên có khả năng kiểm soát hiệu quả tế bào Kupffer. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm chỉ rõ, Wasabia và S. Marianum có thể giúp ức chế sự sản sinh các chất gây viêm Interleukin, TNF-α, TGF-β… của tế bào Kupffer, nhờ đó giảm tổn thương tế bào gan, ngăn chặn quá trình viêm và xơ hóa gan. Wasabia và S. Marianum còn góp phần tăng cường yếu tố bảo vệ cơ thể Nrf2 (là một loại protein trong cơ thể có tác dụng kích hoạt hệ thống chống oxy hóa), góp phần tăng cường khả năng chống độc của gan, tái tạo các tế bào gan bị viêm, hư hại.
Hầu hết các bệnh viêm gan có khả năng lây nhiễm cao và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Mọi người cần chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm ngừa vaccine viêm gan và xây dựng lối sống, sinh hoạt khoa học. Khi được chẩn đoán nhiễm viêm gan virus có thể chủ động bảo vệ gan bằng hai tinh chất thiên nhiên Wasabia và S. Marianum dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Ngọc An
Nguồn: https://vnexpress.net/viem-gan-nguyen-nhan-hang-dau-gay-xo-gan-ung-thu-gan-4194053.html