5 thời điểm tuyệt đối không nên uống nhiều nước

Nước có vai trò quan trọng với cơ thể nhưng uống nước thế nào là phù hợp thì không phải ai cũng biết.

Uống nước có lợi cho sức khoẻ nếu nó được tiếp nhận đủ vào các thời điểm thích hợp. Tuy nhiên, nếu cơ thể lạm dụng việc bổ sung quá nhiều nước và uống sai thời điểm thì dễ dẫn đến những ảnh hưởng xấu. Dưới đây là một vài thời điểm bạn không nên uống nước:

Trước, trong và sau bữa ăn

Uống nước trước bữa ăn là một trong những cách hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể với người muốn giảm cân. Theo các chuyên gia, uống quá nhiều nước trước bữa ăn không tốt cho sức khoẻ. Việc làm đó có thể dẫn đến tình trạng khó chịu và đầy hơi khiến bạn không còn cảm thấy ngon miệng. Từ đó dẫn đến tình trạng chán ăn, về lâu dài khiến cơ thể bị thiếu chất.

Bên cạnh đó, uống nước trong khi ăn cũng được xem là điều cấm kị. Bởi nó ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tiêu hoá thức ăn. Trong quá trình ăn, miệng sản xuất ra nước bọt và các enzyme phù hợp cho quá trình tiêu hoá của cơ thể. Nếu cung cấp nước vào lúc này, nước sẽ làm giảm quá trình tiết nước bọt, do đó thức ăn sẽ không được tiêu hoá tốt và khó bị phân huỷ. Lượng thức ăn không được tiêu hoá đó có thể trở thành chất độc cho cơ thể khi bị tích tụ lại trong quá trình lâu dài.

Không nên uống nhiều nước trong bữa ăn

Uống nước để giải quyết cơn khát và làm trôi hết các thức ăn thừa trong miệng sau bữa ăn cũng là điều không nên làm. Bạn nên để cơ thể nghỉ ngơi và có thể uống nước sau đó 30 phút. Vì sau khi ăn no, nước sẽ làm loãng các enzyme tiêu hóa và dịch vị dạ dày.

Ngoài ra, uống nước sau khi ăn no còn gây ra cảm giác căng cứng, khó chịu và ảnh hưởng đến việc tiêu hoá.

Trước khi ngủ

Uống nước vào thời điểm này sẽ dễ làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Nó có thể khiến bạn bị tỉnh giấc vì phải dậy đi tiểu nhiều. 

Bên cạnh đó, cơ chế hoạt động của thận vào ban đêm chậm hơn nhiều so với ban ngày. Uống nhiều nước trước khi ngủ mà không thải hết hoàn toàn có thể khiến mặt và cánh tay của bạn sưng nhẹ sau khi thức dậy. 

Uống nhiều nước trước khi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ

Khi cơ thể uống quá nhiều nước

Uống đủ nước là có lợi nhưng uống quá nhiều có thể khiến bạn gặp nguy hiểm. Uống quá nhiều nước khiến lượng muối cân bằng tự nhiên của cơ thể bị làm loãng, nồng độ natri trong máu cũng bị hạ thấp. Nếu tiếp tục trong thời gian dài, có thể dẫn đến sưng tế bào có thể gây buồn nôn, co giật và thậm chí tử vong. 

Bác sĩ tổng hợp Taz Bhatia, MD cũng cho biết hạ natri máu còn có thể gây ra một số vấn đề về gan, thận, tim hoặc tuyến yên.

Sau khi luyện tập với cường độ cao

Đổ nhiều mồ hôi là cơ chế tự nhiên của cơ thể sau khi luyện tập với cường độ cao. Việc bổ sung nước ngay sau khi luyện tập là điều mọi người luôn nghĩ đến. Nhưng thực tế, khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi sẽ cần bổ sung những chất dinh dưỡng quan trọng mà nước không thể đáp ứng được.

Uống quá nhiều nước trong quá trình luyện tập có thể làm cạn kiệt chất điện giải. Điều này ảnh hưởng không tốt đến cơ thể và dẫn đến bị hạ đường huyết. 

Để bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể sau khi luyện tập, bạn nên bổ sung nước dừa hoặc nước chanh với lượng vừa phải để thay thế cho nước lọc.

Không nên uống nước ngay sau khi luyện tập cường độ cao

Khi nước tiểu chuyển màu trong

Nhìn màu nước tiểu có thể biết cơ thể đã uống đủ nước hay chưa. Dấu hiệu cho thấy cơ thể đủ nước là khi nước tiểu có màu vàng nhạt. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm đặc, cơ thể đang thiếu nước, cần bổ sung. Khi  nước tiểu không màu (trắng trong) thì báo hiệu cơ thể bị thừa nước, không nên uống thêm. Uống nước quá mức khiến nồng độ natri giảm sút kéo theo các vấn đề sức khoẻ về tim mạch.

Uống nước thế nào là tốt nhất?

Nói chung, một người trưởng thành khỏe mạnh sẽ thải ra 2.500 ml nước mỗi ngày bằng cách đi tiểu, thở, đại tiện và bốc hơi qua da. Ngoài việc cơ thể nạp khoảng 1000ml nước từ thực phẩm, chuyên gia khuyến nghị nên uống thêm 1700 ml mỗi ngày.

Uống nước đúng cách

Đối với một số bệnh nhân mắc bệnh thận, cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát lượng nước uống. Bởi vì bệnh nhân thận uống nước không được bài tiết ra ngoài, sẽ dẫn đến phù nề, cũng dễ làm tăng huyết áp cao. Bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bể thận cấp tính, viêm bàng quang,…, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều rất có lợi cho sự phục hồi của bệnh.

Uống từng ngụm nhỏ: Uống nước trước tiên phải uống từng ngụm nhỏ, sau khi nước thấm vào toàn bộ khoang miệng mới từ từ nuốt xuống, mỗi lần uống khoảng 200ml. Điều này có thể lợi dụng cơ chế phản hồi sinh học để truyền đạt đến khu trung tâm khát, khiến các tế bào trong cơ thể biết rằng có nước đang đi vào cơ thể, để hấp thụ hoàn toàn.

Nước ấm: Uống nước ấm tốt hơn so với nước lạnh, nước ấm không gây kích ứng, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Mỗi sáng uống một cốc nước ấm giúp giảm sưng đau ở cổ họng, giúp nhu động ruột tốt cho tiêu hóa, cải thiện lưu thông tuần hoàn máu và giúp đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat với chúng tôi qua Facebook
Gọi em số 0934.166.552