Mộng mắt nguy cơ gây mù

Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, ngày 11/1 xác định thị lực của bà rất kém: mắt phải đếm ngón tay chỉ nhìn được 2 m, mắt trái 2/10, mộng mắt bên phải đã bò qua đồng tử, che kín hết lỗ đồng tử, suýt mù. Bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt mộng, ghép kết mạc rìa tự thân.

Sau phẫu thuật một ngày, người bệnh nhìn tốt, không đau, chuẩn bị ra viện.

Bác sĩ Hà Thị Dung, Khoa Mắt – Tai mũi họng – Răng hàm mặt, nhận định đây là bệnh nhân có mộng mắt to nhất từ trước đến nay được bệnh viện tiếp nhận và phẫu thuật. Thân mộng của người bệnh to và dày nên trong quá trình phẫu thuật khó khăn, mất nhiều thời gian hơn các ca khác.

Mộng mắt che kín đồng tử bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Mộng mắt che kín đồng tử bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Dung cho biết, mộng mắt hay mộng thịt là một trong những bệnh về mắt trong đó kết mạc phát triển, một mô mỏng, rõ ràng bao phủ một phần tròng trắng của mắt. Bản chất mộng mắt là một khối u hình tam giác của mô thịt trên phần màu trắng của mắt kéo dài qua giác mạc. Khối u có thể vẫn còn nhỏ hoặc phát triển đủ lớn để ảnh hưởng đến thị lực. Mộng mắt xảy ra ở một hoặc cả hai mắt.

Nguyên nhân gây mộng mắt đến nay vẫn chưa được xác định. Một số nghiên cứu cho rằng mộng mắt do tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời, phổ biến ở những người thường xuyên phải làm việc dưới ánh sáng mặt trời, người sống trong vùng khí hậu nhiệt đới hoặc khí hậu khô.

Triệu chứng thường gặp là đỏ mắt, nhìn mờ, giảm thị lực, ngứa mắt, kích ứng mắt, khô mắt, cảm giác như mắt có sạn. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhưsống khu vực nóng ẩm, nhiều ánh sáng mặt trời, các chất gây kích ứng mắt như bụi, gió, phấn hoa và khói có thể gây khô mắt.

Mộng mắt ở giai đoạn nhẹ thường được điều trị bằng thuốc. Khi mộng phát triển xâm lấn lên bề mặt lòng đen, để bảo toàn thị lực, phòng tránh các biến chứng gây mất thị lực, người bệnh cần đến bệnh viện để được phẫu thuật loại bỏ mộng mắt.

Mộng mắt có thể tái phát, với tỷ lệ 30-80% và khả năng này cao hơn ở người dưới 40 tuổi. Ngăn ngừa tái phát bằng các loại thuốc ngăn chặn sự phát triển mô. Tuy nhiên, cách tốt nhất để tránh tái phát là hạn chế tiếp xúc với các yếu tố môi trường.

Để phòng bệnh và hạn chế sự phát triển mộng mắt, nên sử dụng kính, đội mũ nón khi đi ngoài trời, tránh gió bụi, ánh nắng vào mắt. Hàng ngày sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo để rửa mắt. Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho mắt.

Bác sĩ Dung khuyến cáo khi phát hiện những dấu hiệu bất thường về mắt hoặc có mộng mắt nên đến bệnh viện khám. Mộng mắt to sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân cũng như quá trình điều trị.

Thúy Quỳnh

Nguồn: https://vnexpress.net/mong-mat-nguy-co-gay-mu-4219784.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat với chúng tôi qua Facebook
Gọi em số 0934.166.552