Người bệnh tim mạch khi tiêm vắc xin Covid-19 có nguy hiểm không?

Đây có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người bị bệnh tim mạch trước khi đi tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Nhiều bệnh nhân tim mạch đang điều trị không khỏi băn khoăn lo lắng trước khi quyết định tiêm hay không tiêm vắc xin Covid-19 /// Đình Tuyển

 ThS.BS Trần Văn Triệu, Trưởng khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, đã có những chia sẻ về việc nên hay không nên tiêm vắc xin Covid-19 ở bệnh nhân tim mạch và đưa ra một số khuyến cáo.

Người bệnh tim mạch khi tiêm vắc xin Covid-19 có nguy hiểm không? - ảnh 1

ThS.BS Trần Văn Triệu, Trưởng khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ

Ảnh Đình Tuyển

Tiêm hay không tiêm?

Theo BS Triệu, những người có bệnh tim mạch, bao gồm: rung nhĩ, đau thắt ngực do bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, đái tháo đường, suy tim, ghép tim, thuyên tắc phoi, bệnh mạch máu ngoại vi, đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, sa sút trí tuệ… 

Tất cả bệnh nhân bị các bệnh lý trên đều nên tiêm vắc xin phòng Covid-19. Bởi tiêm phòng trước hết giúp bệnh nhân giảm nguy cơ nhiễm Covid-19, giảm nguy cơ phải nhập viện do nhiễm bệnh; đồng thời cũng giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong khi chẳng may nhiễm Covid-19.

Ngược lại, bệnh nhân tim mạch không tiêm phòng vắc xin Covid-19 khi nhiễm bệnh, tình trạng bệnh tim mạch có nguy cơ diễn tiến nặng hơn thông qua nhiều cơ chế, bao gồm cả tình trạng tổn thương viêm trực tiếp ở tim.

Do vậy, tiêm vắc xin Covid-19 cho bệnh nhân tim mạch là điều hết sức quan trọng. Chưa kể hiện nay, không có bằng chứng nào cho thấy bệnh tim mạch có chống chỉ định đối với vắc xin ngừa Covid-19.

Bản tin Covid-19 ngày 7.8: Cả nước thêm 7.334 ca bệnh; tin mới từ vắc xin NanoCovax

Tác động của vắc xin ở người bệnh tim mạch

Các nghiên cứu hiện nay về vắc xin ngừa Covid-19 trên nhiều đối tượng, trong đó có bệnh nhân tim mạch, không thấy bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào. Những phản ứng phụ khó chịu có thể gặp như đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ hoặc ớn lạnh, có thể có sốt tuơng tự như bị cúm. Cánh tay nơi tiêm có thể cứng và đau nhức. Tình trạng này có thế tồn tại trong thời gian ngắn, kéo dài khoảng 24 – 48 giờ và có thể xử lý bằng giảm đau, hạ sốt thông thuờng, kết hơp với uống nhiều nuớc. Tuy nhiên, có một tỷ lệ khoảng 1 người/2 triệu nguời có thể bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng làm tăng nặng bệnh tim. Nhưng rủi ro này là cực kỳ hiếm và lợi ích của việc tiêm vắc xin vẫn lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Người bệnh tim mạch khi tiêm vắc xin Covid-19 có nguy hiểm không? - ảnh 2

Các nghiên cứu hiện nay về vắc xin ngừa Covid-19 trên nhiều đối tượng, trong đó có bệnh nhân tim mạch, không thấy bất kỳ ảnh huởng nghiêm trọng nào

Ảnh Đình Tuyển

Ngoài ra, nhiều người cũng thắc mắc liệu vắc xin Covid-19 khi tiêm vào cơ thể có tương tác với các thuốc điều trị tim mạch khác hay không. Theo BS Triệu, hiện tại không có báo cáo về tương tác giữa vắc xin và thuốc điều trị bệnh tim mạch, vì vậy bệnh nhân không được bỏ thuốc điều trị tim mạch trước hoặc sau khi tiêm vắc xin. Một số bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông, kháng kết tập tiểu cầu, khi tiêm có thể bị đau, sưng và bầm tím xung quanh vết tiêm.

Người tiêm đủ liều vắc xin Covid-19 về từ khu vực dịch không phải cách ly tập trung

Một số lưu ý 

Nhiều bệnh nhân tim mạch phải thường xuyên dùng thuốc chống đông máu như thuốc kháng vitamin K (warfarin, sintrom…) hoặc thuốc chống đông máu đường uống trực tiếp (rivaroxaban, dabigatran), hoặc thuốc kháng kết tập tiếu cầu (aspirin, clopidogrel, ticagrelor hoặc prasugrel). Những bệnh nhân này không nên dừng thuốc khi tiêm. Những bệnh nhân này có nguy cơ bị chảy máu tại chỗ tại vị trí bị kim đâm vào cơ cánh tay khi tiêm chủng Covid-19; đồng thời cũng có nguy cơ bầm tím hoặc sưng tay xung quanh vết tiêm tại chỗ. Để khắc phục, người tiêm nên được sử dụng kim tiêm cỡ nhỏ để tiêm, sau đó ấn mạnh vào vết thương và xoa trong ít nhất 2 phút.

Người bệnh tim mạch khi tiêm vắc xin Covid-19 có nguy hiểm không? - ảnh 3

Sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19, tất cả mọi người, trong đó có người bệnh tim mạch cần tiếp tục sử dụng các biện pháp 5K phòng dịch

Ảnh Đình Tuyển

Sau khi tiêm vắc xin ngừa Covid-19, tất cả mọi người, trong đó có người bệnh tim mạch, cần tiếp tục sử dụng các biện pháp 5K phòng dịch khác như: Đeo khấu trang, giữ khoảng cách và sát khuẩn tay… Hiện nay, tất cả các loại vắc xin khi tiêm đủ 2 liều chỉ có khả năng bảo vệ cho người bệnh là 75 – 95% và chưa có bất cứ loại vắc xin nào bảo vệ 100% và nó cũng chỉ làm giảm tính trầm trọng của bệnh nếu có bị nhiễm virus.

Những trường nên trì hoãn tiêm vắc xin

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, 9 đối tượng trì hoãn tiêm chủng (đối với vắc xin của hãng AstraZeneca) gồm: người đang mắc bệnh cấp tính; phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ; những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù; người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao hoặc điều trị hóa trị, xạ trị; người trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh Covid-19; tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày trước; người đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng; người trên 65 tuổi; người bị giảm tiếu cầu hoặc rối loạn đông máu.

Người bệnh tim mạch khi tiêm vắc xin Covid-19 có nguy hiểm không? - ảnh 4

Bộ Y tế đã có những khuyến cáo về mỗi số đối tượng nên trì hoãn việc tiêm phòng vắc xin Covid-19

Ảnh Tú Uyên

Ngoài ra, có 4 đối tượng cần thận trọng tiêm chủng gồm: Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính chưa được điều trị ổn định; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có bệnh mạn tính có phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống (mạch dưới 60 lần/phút hoặc trên 100 lần/phút; huyết áp tăng hoặc giảm, nhịp thở trên 25 lần/phút…) phải được khám sàng lọc kỹ và tiêm chủng trong bệnh viện. Đặc biệt, chống chỉ định với người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước hoặc với bất cứ thành phần nào của vắc xin.

Những người đã có phản ứng nghiêm trọng với các chất khác (không liên quan đến vắc xin), ví dụ: thuốc uống hoặc động vật có vỏ… vẫn có thể tiêm vắc xin Covid-19 nhưng cần được theo dõi tại phòng khám trong tối đa 30 phút sau đó.

Nguồn: https://thanhnien.vn/suc-khoe/nguoi-benh-tim-mach-khi-tiem-vac-xin-covid-19-co-nguy-hiem-khong-1426518.html

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat với chúng tôi qua Facebook
Gọi em số 0934.166.552