5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn

Có 5 loại trái cây có thể làm tăng lượng đường trong máu, theo Express.

Tránh ăn quá nhiều trái cây có chỉ số GI cao /// Shutterstock

Bệnh tiểu đường loại 2 là căn bệnh mạn tính, trong đó, lượng đường trong máu thường xuyên dao động.

Lượng đường trong máu không được kiểm soát có thể có tác động hủy hoại cơ thể, vì vậy cần phải điều chỉnh lượng đường trong máu nếu mắc bệnh này.

Mặc dù trái cây cung cấp cho cơ thể các vitamin và khoáng chất cần thiết, mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe, nhưng có một số loại trái cây có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao vì chúng giải phóng đường vào máu quá nhanh, theo Express.

5 loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn - ảnh 1

Nên chọn trái cây có GI thấp, như cam

Ảnh Shutterstock

Những loại trái cây này xếp hạng cao về chỉ số đường huyết (GI), theo trang sức khỏe CuraLife.

GI là một hệ thống đánh giá cho các loại thực phẩm có chứa carbohydrate.

Chỉ số GI cho thấy mỗi loại thực phẩm làm tăng mức đường huyết nhanh như thế nào khi ăn loại thực phẩm đó. Điều quan trọng là tiêu thụ trái cây một cách điều độ.

Sau đây là 5 loại trái cây người bệnh tiểu đường nên cẩn trọng, theo Express:

Dưa hấu

Bí Đỏ

Dứa

Nước ép trái cây

Trái cây sấy khô.

“Những loại trái cây tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường ăn là những loại có GI thấp”, theo CuraLife. Có thể kể đến như quả mâm xôi, cam, dâu tây, bơ, cherry chua, mận, bưởi, lê, táo, đào chuối, việt quất.

Tại sao trái cây có lợi cho việc kiểm soát lượng đường trong máu? Trái cây có chứa fructose, một loại đường tự nhiên, vì vậy ăn trái cây như một món ăn nhẹ hoặc món tráng miệng vừa ngon miệng, vừa cung cấp các chất dinh dưỡng có lợi.

Tiến sĩ Sarah Brewer, bác sĩ chuyên về bệnh tiểu đường của Anh, khuyên nên kết hợp trái cây vào chế độ ăn gồm nhiều hạt và rau củ quả.

Cô lưu ý, nên theo một chế độ ăn uống lành mạnh, gồm nhiều thực vật hơn – với ít chất xơ, chỉ số đường huyết thấp, với các loại carbs lành mạnh như ngũ cốc tự rang xay, đậu, trái cây và rau quả – có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, theo Express.

Ngoài việc ăn các thực phẩm có GI thấp, tập thể dục có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu.

Tập thể dục giúp tiêu hao từ từ lượng đường dự trữ trong cơ và gan. Khi cơ thể xây dựng lại các kho dự trữ này, nó sẽ lấy đường từ máu giúp hạ mức đường trong máu.

Tập luyện càng nhiều thì lượng đường trong máu càng ổn định, theo Mayo Clinic.

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường loại 2: 

Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm

Lúc nào cũng thấy khát

Cảm thấy rất mệt mỏi

Sụt cân

Ngứa xung quanh vùng kín hoặc liên tục bị tưa miệng

Vết thương lâu lành

Nhìn mờ.

Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, nên đi khám nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tiểu đường loại 2 hoặc lo lắng rằng mình có thể có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.

Nguồn: https://thanhnien.vn/suc-khoe/5-loai-trai-cay-nguoi-benh-tieu-duong-khong-nen-an-1405593.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat với chúng tôi qua Facebook
Gọi em số 0934.166.552