Phản ứng thuốc, cục máu đông, biến chứng khi mang thai có thể khiến bàn chân, mắt cá chân bị sưng to.
Những người vận động quá sức, thường xuyên đi lại hoặc phải đứng, ngồi nhiều tại nơi làm việc sẽ bị phù bàn chân, mắt cá chân, thậm chí cả cẳng chân.
Nhưng nếu hiện tượng sưng phù này đi kèm các triệu chứng khác có thể báo hiệu một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Ảnh minh họa: USnews
Nguyên nhân dẫn tới sưng phù chân
Phản ứng thuốc
Nhiều loại thuốc gây ra các phản ứng phụ bao gồm sưng bàn chân và mắt cá chân. Nếu bạn nghi ngờ tình trạng sưng tấy liên quan đến loại thuốc bạn đang dùng, hãy đi kiểm tra. Bác sĩ sẽ cân nhắc liệu có cần thiết phải thay đổi loại thuốc hoặc liều lượng hay không.
Biến chứng khi mang thai
Hầu hết phụ nữ mang thai đều bị sưng một chút ở bàn chân khi thai kỳ tiến triển. Nhưng sản phụ nên đi khám bác sĩ nếu có hiện tượng sưng tấy đột ngột hoặc quá mức, đặc biệt kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng, đau đầu, buồn nôn và nôn.
Trong một số trường hợp mang thai có nguy cơ cao, tiền sản giật là tình trạng có các triệu chứng như vậy và sản phụ phải đi khám ngay lập tức.
Chấn thương bàn chân hoặc mắt cá chân
Nếu bạn bị bong gân mắt cá chân hoặc chấn thương dây chằng trong khi đi bộ, chạy, các dây chằng sẽ bị kéo căng, gây ra sưng tấy.
Suy tĩnh mạch
Sưng mắt cá chân và bàn chân thường là triệu chứng ban đầu của suy tĩnh mạch, không đủ máu di chuyển lên các tĩnh mạch từ chân lên tim.
Nhiễm trùng
Sưng ở bàn chân và mắt cá chân có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Những người bị tiểu đường hoặc các vấn đề với dây thần kinh ở bàn chân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.
Cục máu đông
Cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch chân có thể ngăn chặn dòng chảy của máu từ chân trở về tim và gây sưng mắt cá chân và bàn chân. Nếu bạn nhận thấy chân đổi màu kèm theo đau dữ dội, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
Bệnh tim, gan hoặc thận
Đôi khi sưng tấy có thể chỉ ra một vấn đề ở tim, gan hoặc thận. Mắt cá chân sưng vào buổi tối là dấu hiệu của việc giữ muối và nước do suy tim. Nếu sưng phù kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn và tăng cân, bạn nên đi khám.
Bạn cần đi khám nếu chân sưng đau kéo dài. Ảnh: Footdoctor
Cách giảm sưng phù chân
1. Nếu mắt cá chân bị thương, hãy nghỉ ngơi, tránh đi lại
2. Chườm đá lên mắt cá chân bị sưng
3. Quấn bàn chân hoặc mắt cá chân bằng băng ép
4. Nâng cao chân trên ghế đẩu hoặc gối
5. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hãy kiểm tra bàn chân hàng ngày để tìm vết phồng rộp và loét
6. Nếu nghi ngờ bị huyết khối tĩnh mạch sâu, bạn cần đi khám
7. Nếu sưng và đau nghiêm trọng, không cải thiện khi điều trị tại nhà, hãy đến gặp bác sĩ.
An Yên (Theo Timesnownew)
Dấu hiệu bệnh tiềm ẩn sau cơn nấc
Nấc sau khi ăn là một hiện tượng bình thường nhưng nếu xảy ra thường xuyên, bạn cần đề phòng một số bệnh.
Các dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ đang đe dọa bạn
Một người có nguy cơ đột quỵ nếu bị tê yếu đột ngột, mất trí nhớ tạm thời, nói năng khó khăn.
Nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/chan-sung-phu-canh-bao-benh-gi-729452.html