Đừng ăn khuya vào giờ này!!!

Nhiều người đã biết rằng ăn khuya có thể làm tăng cân. Nhưng khuya là đến mức nào, thời điểm nào nên ngừng ăn và ăn khuya ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Đừng ăn khuya vào giờ này
Nên ăn tối trước 6 giờ chiều để phù hợp với nhịp sinh học hằng ngày.

Khi nào thì nên ngừng ăn khuya?

Nhịp sinh học sẽ chỉ ra thời điểm tốt nhất để ăn dựa trên tác động của nó đối với cảm giác đói, hấp thụ chất dinh dưỡng, độ nhạy insulin và sự trao đổi chất.

Để phù hợp với nhịp sinh học, thời điểm của các bữa ăn được khuyến nghị là trước 6 giờ chiều. Ăn sau thời gian này có thể khiến cơ thể xử lý calo kém hiệu quả hơn, điều này có thể góp phần làm tăng cân, theo Healthline.

Một số nghiên cứu lưu ý rằng ăn nhiều hơn vào bữa sáng và ít hơn vào bữa tối cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn, giảm lượng mỡ trong cơ thể và giảm mức độ đói.

Các chuyên gia khuyên nên ăn bữa cuối trong ngày từ 1 – 3 tiếng trước khi ngủ. Điều này giúp cơ thể có thời gian để tiêu hóa thức ăn và tránh việc cơ thể tích trữ thức ăn dưới dạng chất béo.

Tuy nhiên, nếu bạn về nhà ngay trước khi chuẩn bị đi ngủ và đang rất đói, bạn vẫn có thể ăn nhẹ một chút gì đó, theo nib.com.

Ảnh hưởng của việc ăn khuya

Tăng cân

Theo các chuyên gia, khả năng cơ thể đốt cháy thức ăn khác nhau tùy theo giờ ăn trong ngày. Thường cao hơn vào buổi sáng và thấp hơn vào buổi tối.

Hạn chế ăn khuya cũng có thể dẫn đến giảm lượng calo, do đó ngăn ngừa tăng cân.

Hội chứng chuyển hóa

Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng bao gồm kháng insulin, béo phì, huyết áp cao và cholesterol cao.

Một nghiên cứu đã xem xét các tác động trao đổi chất của bữa tối muộn – khoảng 9 giờ tối, so với bữa tối thông thường – lúc 6 giờ tối của những người tham gia.

Kết quả cho thấy ăn tối muộn dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn vào sáng hôm sau và giảm sự phân hủy chất béo. Về lâu dài, điều này có thể góp phần gây béo phì, theo Healthline.

Trào ngược dạ dày

Tùy thuộc vào quy mô và chất lượng bữa ăn, ăn quá muộn có thể làm tăng nguy cơ trào ngược a xít, đặc biệt nếu đi ngủ ngay sau bữa ăn. Về lâu dài, nó có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Một nghiên cứu so sánh tác động của bữa ăn lúc 6 giờ chiều và 9 giờ tối ở người lớn khỏe mạnh, đã cho thấy bữa tối sớm làm giảm các triệu chứng trào ngược a xít.

Đừng ăn khuya vào giờ này
Thường xuyên ăn đêm có thể làm tăng cân.

Mẹo đơn giản để ngăn cơn thèm ăn khuya

• Ăn đầy đủ các bữa trong ngày có thể làm giảm ham muốn ăn khuya.

• Tránh để đồ ăn ở nơi dễ nhìn thấy: Thực phẩm càng dễ nhìn thấy, càng thích ăn.

• Đánh răng: Việc đã đánh răng có thể ngăn cản bạn ăn thêm.

• Đi ngủ sớm: Thức khuya có thể khiến bạn có nhiều cơ hội ăn vào ban đêm. Ngoài ra, ngủ không đủ giấc có thể làm tăng nồng độ hoóc môn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn. Cố gắng ngủ 7 – 8 tiếng mỗi đêm, theo Healthline.

Bài viết liên quan

Không muốn bức tử gan, thận thì bỏ ngay những thói quen này

6 thói quen hằng ngày có hại cho sức khỏe của bạn

Phát hiện mới: Ăn khuya có thể làm tăng nguy cơ ung thư?

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat với chúng tôi qua Facebook
Gọi em số 0934.166.552