Bệnh nhân tim mạch sử dụng thuốc chống đông có thể tiêm vắc xin Covid-19?

Trung tâm Cảnh giác dược (Bộ Y tế) dẫn nguồn mới nhất từ Hiệp hội Tim mạch châu Âu (ESC) về một số khuyến cáo về tiêm vắc xin Covid-19 với người có bệnh tim mạch.

Người có bệnh tim mạch nên được tiêm vắc xin Covid-19 /// ẢNH MINH HỌC

Có trường hợp nào loại trừ tiêm vắc xin với bệnh nhân tim mạch?

Theo ESC, hiện tất cả bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch đều cần được tiêm phòng vắc xin Covid-19. Vắc xin không đảm bảo ngăn chặn lây nhiễm Covid-19 nhưng làm giảm khả năng bệnh diễn biến nghiêm trọng dẫn đến nhập viện và tử vong.

Những người mắc bệnh tim mạch có khả năng có nguy cơ tử vong cao khi mắc Covid-19, do nhiễm bệnh làm tăng gánh nặng cho tim thông qua nhiều cơ chế, bao gồm cả tình trạng viêm trực tiếp ở tim. Vì vậy, tất cả bệnh nhân bị bệnh tim mạch cần chấp thuận việc tiêm chủng khi được đề nghị.

Bệnh nhân có bệnh tim mạch bao gồm những người bị rung nhĩ, đau thắt ngực, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, tiểu đường, sa sút trí tuệ, đau tim, suy tim, ghép tim, thuyên tắc phổi (cục máu đông trong phổi), bệnh mạch máu ngoại vi (xơ cứng động mạch), đột quỵ hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (đột quỵ nhỏ).

TP.HCM: Gần 400.000 người đã tiêm vắc xin Vero Cell ngừa Covid-19 của Sinopharm

Vắc xin Covid-19 tác động như thế nào với những người có bệnh nền tim mạch?

Các thử nghiệm vắc xin Covid-19-19 đã được thực hiện, trong đó bao gồm cả những bệnh nhân bị bệnh tim mạch và không cho thấy bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào từ vắc xin ở những bệnh nhân này.

Các phản ứng phổ biến nhất ở tất cả các bệnh nhân bao gồm đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ hoặc ớn lạnh. Tình trạng đau và cứng cánh tay có thể kéo dài trong vài ngày.

Mệt mỏi và ớn lạnh là các phản ứng thứ phát sau khi hệ thống miễn dịch nhận biết các gai protein của vi rút. Tiêm vắc xin không gây nhiễm Covid-19.

Nhiều khả năng trong lần tiêm vắc xin thứ 2, khi phản ứng miễn dịch với vắc xin có xu hướng mạnh hơn, những bệnh nhân tim nặng và thường khó thở khi nghỉ ngơi có thể cảm thấy không khỏe do sốt nhẹ và xuất hiện các triệu chứng tương tự như cúm. Những phản ứng này thường tồn tại trong thời gian ngắn, kéo dài khoảng 24 – 48 giờ, đáp ứng tốt với paracetamol và việc bổ sung thêm nước.

Bệnh nhân tim mạch sử dụng thuốc chống đông có thể tiêm vắc xin Covid-19? - ảnh 1

Vắc xin Covid-19 được tiêm bắp, thường gặp đau tại vết tiêm

ẢNH ĐẬU TIẾN ĐẠT

Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên rất nặng ở những bệnh nhân tim mạch. Tuy nhiên, nguy cơ này rất hiếm gặp, chỉ ảnh hưởng đến một người trong số 2 triệu người. Lợi ích của việc chủng ngừa lớn hơn nhiều so với nguy cơ mắc các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, do đó, không nên khuyến khích mọi người không tiêm vắc xin vì những rủi ro hiếm gặp đó.

Sở GD- ĐT TP.HCM đề xuất không khai giảng, bắt đầu học trực tuyến từ tháng 9

Có tương tác nào của vắc xin Covid-19 với các thuốc tim mạch không?

Hiện nay, không có báo cáo về tương tác giữa vắc xin và thuốc tim mạch. Bệnh nhân cần điều trị duy trì bằng thuốc trước hoặc sau khi tiêm vắc xin. Một số bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông có thể bị đau, sưng và bầm tím xung quanh vị trí tiêm.

ESC cũng lưu ý, nhiều bệnh nhân có các bệnh tim mạch sử dụng các thuốc chống đông máu như warfarin (thuốc đối kháng vitamin K) hoặc thuốc chống đông máu đường uống (DOACS). Một số bệnh nhân cũng sử dụng các thuốc chống kết tập tiểu cầu khác như: aspirin, clopidogrel, ticagrelor hoặc prasugrel.

Những bệnh nhân này có nguy cơ bị chảy máu sau chấn thương, bao gồm cả việc bị kim đâm vào bắp tay khi tiêm chủng Covid-19. Có thể dự đoán rằng nguy cơ bầm tím hoặc sưng tấy xung quanh vị trí tiêm sẽ tăng nhẹ ở những bệnh nhân này. Nên sử dụng loại kim tiêm cỡ nhỏ (cỡ 23 hoặc 25), sau đó ấn vào vị trí tiêm mà không cọ xát trong ít nhất 2 phút. Bệnh nhân cần được thông báo về nguy cơ tụ máu do tiêm.

Những bệnh nhân đang sử dụng warfarin (thuốc chống đông máu, giúp ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông – phóng viên) cần được cập nhật xét nghiệm INR (xét nghiệm máu để đo thời gian đông máu – phóng viên) theo lịch trình và INR của họ dưới mức tối đa của khoảng điều trị có thể được tiêm bắp. Không giống như các vắc xin cúm, vắc xin Covid-19 chỉ có thể được tiêm dưới dạng tiêm bắp.

Nguồn: https://thanhnien.vn/suc-khoe/benh-nhan-tim-mach-su-dung-thuoc-chong-dong-co-the-tiem-vac-xin-covid-19-1432301.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat với chúng tôi qua Facebook
Gọi em số 0934.166.552