Kẽm là một yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, bổ sung một lượng nhỏ kẽm mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hạn chế được một số bệnh nguy hiểm, tăng cường sức khỏe.
Kẽm là chất gì, có tác dụng gì?
Kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa, hấp thụ phần lớn ở ruột non. Phần lớn kẽm sẽ được thải qua dịch ruột, dịch tụy (2-5mg), còn lại qua nước tiểu (0,5-0,8mg) và mồ hôi (0,5mg). Khi vào cơ thể, phần lớn kẽm tập trung trong tế bào, chỉ một lượng nhỏ trong huyết tương, dạng gắn kết với albumin và a 2-macropolysaccaride.
Tầm quan trọng của kẽm
Kẽm là một nguyên chất vi lượng không thể thiếu đối với sự phát triển của xương, giúp xương chắc khỏe, chống giòn xương dễ gãy.
Kẽm có vai trò vận chuyển vitamin A, tạo sắc tố bảo vệ mắt. Thiếu kẽm dễ gây suy giảm thị lực, nguy cơ dẫn đến mù lòa. Nó còn giúp điều hòa nội tiết tố như tuyến yên, tuyến giáp, tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng cơ thể,….
Đối với nam giới kẽm giúp tăng cường số lượng, chất lượng tinh trùng, tổng hợp các hormone, trong đó có Testosterone. Giúp giảm nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, u phì đại tiền liệt tuyến. Vì thế thiếu kẽm sẽ làm giảm khả năng sinh lý, xuất tinh sớm, ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, tâm lý, duy trì nòi giống ở nam giới. Ngoài ra, dễ dẫn đến các bệnh tiểu buốt, rắt, tiểu không hết bãi.© Getty. Ảnh minh họa
Cơ thể cần bao nhiêu kẽm mỗi ngày?
Ở mỗi độ tuổi, cơ thể cần một lượng kẽm khác nhau: Dưới 6 tháng tuổi: 2mg/ ngày; Từ 7 đến 12 tháng tuổi: 3mg/ ngày; Từ 4-8 tuổi: 5mg/ ngày. Đối với nam giới: từ 9-13 tuổi cần 8mg/ ngày; trên 14 tuổi cần 11mg/ ngày. Đối với nữ giới: từ 14-18 tuổi cần 9mg/ ngày; trên 19 tuổi cần 8mg/ ngày; phụ nữ có thai cần 11-12mg/ ngày; phụ nữ đang cho con bú cần 12-13mg/ ngày.
Dấu hiệu nhận biết cơ thể đang thiếu kẽm
Để nhận biết cơ thể mình đang thiếu kẽm thông qua một số dấu hiệu như: rụng tóc, chậm phát triển thể lực, chậm phát triển tâm thần, các bệnh về da và niêm mạc, giảm chức năng sinh dục, dễ bị nhiễm khuẩn, giảm trí nhớ, suy dinh dưỡng…Hoặc có thể định lượng nồng độ của nó trong huyết tương, nếu kết quả nhỏ hơn 12Mg/lít sẽ có nguy cơ thiếu kẽm.
Các nhóm đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm cao
Những người ăn chay: có nguy cơ thiếu kẽm cao nhất do thực đơn không có thịt, trong khi phần lớn lượng kẽm có nguồn gốc từ các loại thịt.
Người mắc bệnh rối loạn tiêu hóa: Do khả năng hấp thu kẽm của cơ thể giảm sút bởi sự rối loạn hoạt động của các cơ quan tiêu hóa.
Phụ nữ có thai và cho con bú: Cơ thể người mẹ cần phải được bổ sung nhiều kẽm hơn mức bình thường để đủ kẽm cung cấp cho thai nhi hoặc trẻ nhỏ.
Nhóm người nghiện rượu: Rượu phá hủy cơ chế hấp thu dưỡng chất của hệ tiêu hóa, dẫn đến kẽm cũng bị đào thải qua đường nước tiểu 50%, vì thế người nghiện rượu có hàm lượng kẽm trong cơ thể rất thấp.
Vậy nên thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh cho cơ thể. Vì thế, việc cung cấp kẽm sao cho cơ thể hấp thụ một lượng vừa đủ góp phần phát triển tốt cơ thể là điều hết sức quan trọng.Đọc bài gốc tại đây.