Những ‘đại kỵ’ khi uống nước chanh không phải ai cũng biết

TPO – Nước chanh là thức uống cung cấp nhiều vitamin, nhưng không phải ai uống cũng tốt và uống lúc nào cũng có lợi cho cơ thể. Nhiều người còn coi nước chanh như ‘thần dược’ để giảm cân mà không ngờ rằng chính mình đang ‘giết hại’ sức khỏe của mình.Ảnh minh họa© Getty. Ảnh minh họa

Hậu quả khi lạm dụng nước chanh

Loét dạ dày

Sử dụng nhiều nước chanh có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày và kết quả là gây ra loét dạ dày.

Trào ngược dạ dày thực quản

Đây là căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa bao gồm cá biểu hiện như buồn nôn, nôn, đau ngực, loét họng…

Uống quá nhiều nước chanh có thể gây ra bệnh này. Nguyên nhân là do chanh chứa nhiều axit và làm yếu lớp ngăn tách giữa dạ dày, thực quản. Điều này làm tăng cường sản sinh axit trong dạ dày và chúng dễ di chuyển lên cổ họng khiến bạn cảm thấy nóng rát cổ họng và làm mòn lớp niêm mạc thực quản.

Hỏng men răng

Axit citric và axit ascorbic trong nước chanh có thể bào mòn men răng của bạn. Mất đi lớp bảo vệ, răng của bạn sẽ chuyển sang màu vàng và có bề mặt thô nhám.

Khiến nhiệt miệng nặng hơn

Phần lớn các vết nhiệt miệng có thể tự biến mất trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, axit trong nước chanh sẽ khiến vết loét trở nên nghiêm trọng hơn và gây đau rát.

Đau đầu

Chanh có chứa hàm lượng lớn axit amin tyramine. Uống quá nhiều nước chanh sẽ làm dưa thừa loại axit amin này trong cơ thể. Axit amin tyramine sẽ khiến máu đột ngột dồn lên não và gây ra các cơn đau nửa đầu.

Gây mất nước

Uống nhiều nước chanh có thể khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn từ đó dẫn tới tình trạng mất nước.

Thừa vitamin C

Thừa vitamin C có thể gây ra tình trạng buồn nôn, nôn hay dạ dày khó chịu sau khi uống nước chanh. Uống quá nhiều nước chanh cộng với lượng vitamin C từ các thực phẩm, hoa quả khác sẽ khiến cơ thể không hấp thụ hơn. Khi đó, nước được đưa vào ruột để đẩy lượng vitamin C dư thừa ra ngoài gây buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy…

Những người không nên uống nước chanh

PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chỉ ra một số người không được uống nước chanh.

Người có bệnh dạ dày

Uống nước chanh quá nhiều có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng như hội chứng trào ngược. Bởi chanh là một trong những trái cây có nhiều tính acid nhất. Nếu người thường bị trào ngược, ợ chua thì khi uống nhiều nước chanh bạn sẽ làm cho những triệu chứng này nặng hơn.

Người đang đói bụng

Uống nước chanh khi đói sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày như khiến dạ dày bạn bị ăn mòn bởi axit, gây ra viêm, loét, thậm chí xuất huyết bao tử. Vì thế, mọi người chỉ nên uống nước chanh sau khi đã ăn no khoảng 30 phút.

Người gai gai lạnh, mệt mỏi

Đối với người cảm thấy lạnh hay mệt mỏi không nên uống nước chanh vì càng bị lạnh thêm, mệt mỏi hơn, dễ bị cảm hàn hơn hoặc có thể cứng các khớp ngón tay, đau dây thần kinh. Bởi chanh có tính hàn.

Người bị tiêu chảy do chế độ ăn

Nếu tiêu chảy do vi khuẩn, uống nước chanh có thể có lợi vì đặc tính kháng khuẩn của nó. Tuy nhiên, trường hợp tiêu chảy là do phản ứng với chế độ ăn thì nên tránh uống thêm nước chanh.

Những quan niệm sai lầm khi uống nước chanh

Vắt chanh lấy nước bỏ vỏ

Có một lỗi phổ biến mà hầu hết mọi người đều mắc phải khi thưởng thức nước chanh là vứt vỏ chanh bởi đó là một cách pha chế sai lầm.

Bởi vì vỏ chanh là một trong những phần bổ dưỡng nhất của toàn bộ loại quả này. Thay vì bỏ vỏ chanh, hãy thái lát chanh hoặc dùng máy sinh tố để nghiền quả chanh để cả vỏ khi pha chế.

Uống nước chanh để giảm cân

Uống một cốc nước chanh vào buổi sáng là phương pháp giảm cân được ưa chuộng. Nhưng phương pháp này sẽ là thảm họa cho dạ dày nếu bạn uống nước chanh lạnh, hoặc uống khi đói. Nếu muốn dùng nước chanh để giảm cân, bạn cần pha chanh với nước ấm, thêm vài giọt mật ong nếu dạ dày bạn nhạy cảm.

Pha nước cốt chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng

Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống.

Bạn chỉ nên pha chanh với nước ấm vừa đủ, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.

Uống nhiều nước chanh

Nước chanh dù tốt cho sức khỏe nhưng bạn không nên uống quá nhiều nước chanh nếu không muốn đối mặt với chứng ợ nóng.

Bên cạnh đó, khi pha nước chanh nhất định phải pha loãng, một lát chanh nguyên vỏ có thể pha với 3-4 cốc nước.

Uống nước chanh giải rượu

Hầu hết mọi người đều lầm tưởng uống nước chanh hoặc đồ uống chua có thể giúp giải rượu nhanh hơn mà không biết loại đồ uống này có thể gây tổn thương dạ dày.

Thêm nữa, các “ma men” thường rất dễ ngủ trong lúc say, nếu cho uống nước chanh gây nôn trong lúc ngủ có thể khiến dịch nôn, thức ăn chui vào phổi gây sặc, ngạt thở và có thể tử vong nếu không được sơ, cấp cứu kịp thời. Do vậy, thay vì uống nước chanh thì nên cho người say uống các đồ uống có đường, mật ong, muối, nước canh, sữa…

Pha nước cốt chanh với nước quá lạnh hoặc quá nóng

Nước lạnh pha với chanh khi uống có thể gây sốc cho cơ thể. Ngược lại, nếu pha với nước nóng có thể làm cho các enzym có lợi trong chanh bị phá vỡ, không đem lại hiệu quả khi uống.

Bạn chỉ nên pha chanh với nước ấm vừa đủ, bằng với thân nhiệt của cơ thể mới có tác dụng giảm mỡ, không ảnh hưởng đến dạ dày.Đọc bài gốc tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat với chúng tôi qua Facebook
Gọi em số 0934.166.552