Bước sang tuổi 60, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu bước vào thời kỳ lão hóa một cách tự nhiên, trong đó có hệ tim mạch.
Ở người cao tuổi, mạch máu dần trở nên xơ cứng, kém đàn hồi, lòng mạch bị hẹp làm giảm khả năng lưu thông máu. Tình trạng này khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Nếu thiếu máu sẽ làm tim suy yếu dần dẫn đến các bệnh lý khác về tim như nhồi máu cơ tim, suy tim…
Lưu ý rằng, trái tim “mệt” không chỉ khiến sức khỏe giảm sút, người lớn tuổi mất tự chủ trong sinh hoạt hằng ngày mà còn dẫn đến những tổn thương về tinh thần, giảm chất lượng cuộc sống. Để có thể có được một cuộc sống viên mãn, thảnh thơi, đầy năng lượng thanh xuân thì những hiểu biết về sức khỏe tim mạch cũng như có cách phòng ngừa, cải thiện sức khỏe tim mạch là rất quan trọng.
Những lời khuyên sau đây chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn trong việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, thói quen tập luyện vừa sức, từ đó bảo vệ được sức khỏe tim mạch và vui sống thanh xuân không tuổi của chính mình. © PHAN ANH Nguồn Shutter Stock
Các vấn đề về tim thường gặp ở người cao tuổi
Cơ thể người là một bộ máy hoàn chỉnh và có cách vận hành đặc biệt, khi có những dấu hiệu bất thường, cơ thể sẽ có những phản ứng báo hiệu. Do đó, không chỉ người già, mà mỗi chúng ta cần tập lắng nghe cơ thể, để nhận biết các nguy cơ tiềm ẩn trước khi đến với bác sĩ.
Chứng đau thắt ngực: Tim là cơ quan hoạt động tích cực, ngay cả trong lúc ngủ. Với cường độ làm việc liên tục, miệt mài như thế nên cơ tim cần được cung cấp đủ ô-xy, đường (glucose) và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Nếu nguồn cung cấp này không đủ do động mạch bị hẹp hoặc tắc nghẽn, người cao tuổi dễ bị đau tim hay còn gọi là chứng đau thắt ngực. Dấu hiệu của đau thắt ngực là đau và khó chịu như có lực ép lên ngực. Cơn đau thường lan từ ngực ra vai trái, mặt trong cánh tay trái, cổ, hàm và lưng.
Nhồi máu cơ tim: Nếu tim bị thiếu nguồn máu nuôi trầm trọng do cục máu đông làm tắc nghẽn mạch máu hoặc chứng co thắt động mạch sẽ dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim đồng nghĩa với việc một vùng cơ tim bị chết, đây là tình trạng rất nguy hiểm đối với người cao tuổi. Cơn nhồi máu cơ tim có thể để lại hậu quả nặng nề cho sức khỏe người già, thậm chí dẫn đến đột quỵ, tử vong. Giai đoạn ban đầu của nhồi máu cơ tim là thiếu máu cơ tim, biểu hiện bằng cơn khó chịu lồng ngực (đau, ép ngực) kéo dài một vài phút, và lặp đi lặp lại. Các triệu chứng khác bao gồm khó thở, đau hoặc khó chịu ở hai tay, cổ, hàm, dạ dày.
Ngoài ra, bệnh tim mạch ở người cao tuổi còn gặp một số vấn đề khác, liên quan đến lão hóa và các rối loạn, tổn thương thực thể khác như: Suy tim – là khi cơ tim yếu không còn bơm hiệu quả nữa; bệnh van tim – van tim bị tổn thương nên mở không đủ (hẹp van tim), hoặc van tim đóng không kín (hở van tim), hoặc cả hai.
Chăm sóc trái tim khỏe
Để bảo vệ trái tim khỏe, bền bỉ, người cao tuổi cần chú ý đến thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chế độ ăn lý tưởng cho trái tim của người cao tuổi:
– Ưu tiên lựa chọn thực phẩm tươi sống và các chất béo có lợi cho sức khỏe như cá giàu omega-3, dầu ô-liu, dầu hạt cải, dầu hạt óc chó, ngũ cốc nguyên hạt…
– Ăn nhiều trái cây và rau củ mỗi ngày.
Cơ thể người cao tuổi có thể nhạy cảm với lo âu, căng thẳng, dẫn đến mất ngủ, tăng huyết áp. Căng thẳng quá mức khiến cho huyết áp tăng cao. Đối với người có bệnh tăng huyết áp hoặc vấn đề về tim, nên giữ cảm xúc cân bằng, không nên quá buồn cũng không nên quá vui.
Người cao tuổi nên duy trì việc kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường và hàm lượng cholesterol trong máu cao thông qua chế độ dinh dưỡng, lối sống và thuốc điều trị cần thiết được kê toa.
Chế phẩm bổ sung cho tim
Bên cạnh nguồn dưỡng chất từ thực phẩm, người cao tuổi có thể dùng thêm các chế phẩm bổ sung để bảo vệ tim mạch.
Dầu cá chứa axit béo omega-3 giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Với người đang bị bệnh tim, omega-3 trong dầu cá có thể giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.
Thêm vào đó, các hoạt chất nhóm sterol thực vật làm giảm hàm lượng cholesterol cao trong máu. Plant sterols là các chất béo dạng sterol có nguồn gốc từ thực vật, ngũ cốc, trái cây, rau củ giúp bảo vệ tim mạch. Plant sterols được chứng minh lâm sàng giúp làm giảm rõ rệt nồng độ cholesterol toàn phần và triglyceride máu. Theo khuyến nghị của FDA Hoa Kỳ, thực phẩm chứa ít nhất 0.65g plant sterol trên một khẩu phần ăn, với liều dùng 2 lần mỗi ngày, cùng chế độ ăn ít béo no và ít cholesterol giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.Đọc bài gốc tại đây.