Ngày mới với tin tức sức khỏe: Nhóm máu nào dễ mắc ung thư dạ dày?

Người thuộc nhóm máu nào dễ mắc ung thư dạ dày?, Nguyên nhân số 1 gây ra mỡ nội tạng là gì?, 5 cách tự nhiên giúp giảm huyết áp hiệu quả, Bị nhốt ‘nhầm’ trong bệnh viện tâm thần suốt 2 năm… là những thông tin sức khỏe chính trên Thanh Niên Online đến với bạn trong ngày thứ hai 9.8.

/// Ảnh: Shutterstock

Ngoài ra, trong ngày thứ hai 9.8 còn có các tin bài về đại dịch Covid-19 đáng chú ý sau: Tiêm vắc xin Covid-19 là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân, Kinh nghiệm chăm sóc tại nhà của gia đình có 3 thế hệ là F0, Người đã tiêm đủ vắc xin Covid-19 vẫn phải tuân thủ quy định phòng dịch, Cách phục hồi khứu giác sau khi mắc Covid-19, Không có phản ứng sau tiêm phòng, liệu có được bảo vệ?…

Người thuộc nhóm máu nào dễ mắc ung thư dạ dày?

Những người có nhóm máu A có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn đáng kể, theo Eat This, Not That!

Người ta không biết điều gì gây ra ung thư dạ dày nhưng nhóm máu của bạn có thể cung cấp một manh mối. Những người có một loại bệnh nhất định có thể có nhiều khả năng mắc bệnh hơn.

Vậy ung thư dạ dày là gì?

“Ung thư dạ dày là sự phát triển bất thường của các tế bào bắt đầu trong dạ dày”, theo báo cáo của Mayo Clinic.

“Ung thư dạ dày có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của dạ dày. Ở hầu hết mọi nơi trên thế giới, ung thư dạ dày hình thành ở phần chính của dạ dày (thân dạ dày). Nhưng ở Mỹ, ung thư dạ dày có nhiều khả năng ảnh hưởng đến khu vực mà ống dài (thực quản) dẫn thức ăn bạn nuốt gặp dạ dày. Khu vực này được gọi là ngã ba dạ dày thực quản”, cũng theo Mayo Clinic.

Nhóm máu nào có nhiều rủi ro nhất?

Người thuộc nhóm máu nào dễ mắc ung thư dạ dày? - ảnh 1

Các nhóm máu

SHUTTERTOCK

Bác sĩ, tiến sĩ Anton J. Bilchik tại Santa Monica, CA (Mỹ), cho biết: “Những người có nhóm máu A có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn đáng kể so với những nhóm khác”, theo Eat This, Not That!

Mời bạn xem tiếp nội dung bài Người thuộc nhóm máu nào dễ mắc ung thư dạ dày? trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 9.8. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về nhóm máu như: Người thuộc nhóm máu nào dễ bị đột quỵ hơn?, Phát hiện mới về nhóm máu và nguy cơ bị đau tim

Nguyên nhân số 1 gây ra mỡ nội tạng là gì?

Mỡ nội tạng – thuật ngữ chuyên môn cho mỡ bụng – là một lớp mỡ phát triển xung quanh vòng eo của bạn do phản ứng với quá nhiều bia và carbs đơn giản. Nó thực sự khá nguy hiểm.

1. Chất béo nội tạng là gì?

Không giống như chất béo dưới da (chất béo ngoằn ngoèo dưới da), chất béo nội tạng bao quanh các cơ quan sâu trong bụng, như dạ dày, gan và ruột.

Nó không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn là vấn đề nguy hiểm.

Theo Cleveland Clinic, chất béo nội tạng dư thừa làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa nghiêm trọng, bao gồm:

Bệnh tim

Bệnh tiểu đường loại 2

Bệnh gan nhiễm mỡ

Hội chứng buồng trứng đa nang

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Ở phụ nữ, chất béo nội tạng cũng có liên quan đến ung thư vú và nhu cầu phẫu thuật túi mật, Trường Y Harvard cho biết.

Bạn càng có nhiều mỡ nội tạng, thì khả năng mắc các vấn đề này càng cao.

Nguyên nhân số 1 gây ra mỡ nội tạng là gì? - ảnh 1

Tập thể dục là rất quan trọng để giảm mỡ bụng

SHUTTERTOCK

2. Ai có thể gặp rủi ro?

Theo Johns Hopkins Medicine, bạn có nhiều khả năng gặp các vấn đề sức khỏe do mỡ nội tạng nếu vòng eo của bạn lớn hơn 40 inch (đối với phụ nữ) hoặc vòng eo của bạn hơn 35 inch (đối với nam giới). 

Mời bạn xem tiếp nội dung bài Nguyên nhân số 1 gây ra mỡ nội tạng là gì? trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 9.8. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về giảm cân như: 5 điều bạn phải biết khi chạy bộ để giảm cân, 3 bí quyết giảm cân lâu dài mà không liên quan đến thể dục…

 5 cách tự nhiên giúp giảm huyết áp hiệu quả

Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp là một tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu.

Đó là tình trạng áp lực máu lên thành động mạch tăng lên mức nguy hiểm, theo thời gian có thể làm tổn thương tim và dẫn đến cho các vấn đề về tim như đột quỵ và đau tim.

Sau khi phát hiện, tình trạng này nếu không được điều trị, có thể dẫn đến nguy hiểm, thậm chí tử vong.

May mắn thay, có rất nhiều cách để kiểm soát mức huyết áp.

Thuốc chỉ là một cách, và những biện pháp khác là biện pháp tự nhiên có thể giúp kiểm soát huyết áp về lâu dài.

Dưới đây là 5 cách bạn có thể kiểm soát huyết áp của mình, theo Times of India.

1. Giảm lượng natri ăn vào

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa huyết áp cao với lượng natri dư thừa.

Natri cũng có thể là một lý do dẫn đến đột quỵ. Ngay cả khi giảm một lượng nhỏ lượng natri ăn vào hằng ngày cũng có thể làm giảm huyết áp từ 5 đến 6 mm Hg trong trường hợp huyết áp cao.

Tác động của việc hấp thụ natri khác nhau ở mỗi người. Nói chung, mọi người nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến mặn để giữ sức khỏe. Người bình thường không được ăn quá 2.300 miligam (mg) muối trong một ngày.

2. Tăng lượng kali

5 cách tự nhiên giúp giảm huyết áp hiệu quả - ảnh 1

Các nghiên cứu cho rằng mỗi người phải tập thể dục thường xuyên hằng ngày từ 30 đến 45 phút để giữ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính

ẢNH MINH HỌA: SHUTTERTOCK

Kali là một chất dinh dưỡng cần thiết cho tất cả những người bị huyết áp cao.

Khoáng chất vi lượng này được cơ thể yêu cầu với một lượng nhỏ để giúp loại bỏ natri dư thừa và giảm áp lực lên các mạch máu.

Mời bạn xem tiếp nội dung bài 5 cách tự nhiên giúp giảm huyết áp hiệu quả trên tin tức sức khỏe Thanh Niên Online ngày mới 9.8. Bạn cũng có thể xem thêm những tin bài khác về huyết áp như: Người bị huyết áp cao, nếu gặp 7 triệu chứng này, mau gọi cấp cứu, Những thói quen hằng ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp bất ngờ

Kính chúc các bạn một tuần mới tràn đầy năng lượng và làm việc hiệu quả.

Nguồn: https://thanhnien.vn/suc-khoe/ngay-moi-voi-tin-tuc-suc-khoe-nhom-mau-nao-de-mac-ung-thu-da-day-1426003.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat với chúng tôi qua Facebook
Gọi em số 0934.166.552