Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tập thể dục khi bụng đói có tốt không?

Theo bạn, có nên tập thể dục khi bụng đói? Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem liệu tập thể dục khi bụng đói có tốt không?

Theo bạn, có nên tập thể dục khi bụng đói? /// Ảnh minh họa: Shutterstock

Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các thông tin: Sau tiêm vắc xin, không đau, sốt có tốt?; 9 nguyên nhân bất ngờ gây tăng đường huyết; Vùng mắt sẽ được bảo vệ sau khi tiêm phòng Covid-19; Biến thể Delta bị tiêu diệt nhanh hơn ở người đã tiêm vắc xin…

Có nên tập thể dục khi bụng đói hay không?

Tập thể dục hoặc chơi thể thao khi bụng đói có sao không?

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tập thể dục khi bụng đói có tốt không? - ảnh 1

Những người tập thể dục vào buổi sáng không tiêu thụ thêm calo, không cảm thấy đói hơn

Shutterstock

Thông thường, các bài tập thể dục buổi sáng không kéo dài quá 1 giờ, nên cơ thể thường vẫn có đủ năng lượng. Năng lượng này đến từ glycogen – là lượng đường được lưu trữ trong cơ và gan. Khi tập thể dục, cơ thể sẽ lấy năng lượng này để duy trì hoạt động.

Trong một nghiên cứu của Đại học Northumbria, được công bố trên tạp chí dinh dưỡng của Anh, các nhà nghiên cứu đã tìm cách tìm hiểu xem liệu việc tập thể dục sau một đêm nhịn ăn – ngoài những lợi ích mà nó mang lại, có làm tăng sự thèm ăn và dẫn đến ăn nhiều hơn trong suốt cả ngày hay không.

Có 3 mối bận tâm về vấn đề này: Liệu có thể tập thể dục tốt khi bụng đói?; Điều đó có dẫn đến việc ăn uống vô độ sau đó trong ngày không?; Tổng lượng mỡ giảm được sẽ là bao nhiêu?

Trong nghiên cứu, những người đàn ông được yêu cầu thực hiện một bài tập trên máy chạy bộ lúc 10 giờ sáng. Một nửa họ được cho ăn sáng trước khi tập luyện và một nửa nhịn ăn. Sau khi tập thể dục, tất cả họ được uống một loại thức uống phục hồi là sữa lắc sô cô la. Họ ăn trưa với mì và có thể ăn bao nhiêu tùy thích. Kết quả nghiên cứu thú vị này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 18.8.

Hỏi nhanh về Covid-19: Sau tiêm vắc xin, không đau không sốt có tốt không?

Trong mục Hỏi nhanh về Covid-19 kỳ này, bác sĩ sẽ trả lời câu hỏi của một bạn đọc như sau: Sau tiêm vắc xin Astrazenca, tôi không bị sốt và đau cơ, vậy có hiệu quả không? Sau tiêm bao lâu thì tôi có thể nhậu được? Q.Anh (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM).

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tập thể dục khi bụng đói có tốt không? - ảnh 2

Sau tiêm vắc xin, các tác dụng phụ như sốt nhẹ hoặc đau cơ là bình thường và không phải là dấu hiệu đáng báo động

Duy Tính

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Phú, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM): Một người sau khi tiêm vắc xin Covid-19 sẽ thường bị một số tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình. Các tác dụng phụ như sốt nhẹ hoặc đau nhức cơ là bình thường và không phải là dấu hiệu đáng báo động. 

Các tác dụng phụ trên là những dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với vắc xin và đang chuẩn bị để chống lại vi rút. Các tác dụng phụ này thường tự biến mất sau vài ngày.

Do đó, các tác dụng phụ phổ biến và ở mức độ nhẹ hoặc trung bình là một dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, không gặp tác dụng phụ thì không có nghĩa là vắc xin không hiệu quả. Nói cách khác, mỗi người sẽ có phản ứng khác nhau sau khi tiêm vắc xin. Phần trả lời tiếp theo của bác sĩ Phú sẽ có trên trang sức khỏe ngày 18.8.

9 nguyên nhân bất ngờ gây tăng đường huyết 

Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, kiểm soát tốt lượng đường trong máu là chìa khóa để ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường tiềm ẩn.

Ngày mới với tin tức sức khỏe: Tập thể dục khi bụng đói có tốt không? - ảnh 3

Thiếu nước có thể làm tăng đường huyết

SHUTTERSTOCK

Ngay cả khi theo dõi cẩn thận những gì ăn và uống vào, vẫn sẽ có một số yếu tố ảnh hưởng nằm ngoài tầm kiểm soát.

Dưới đây là 9 nguyên nhân bất ngờ gây tăng đường huyết.

Mất nước. Thiếu chất lỏng khiến đường trong hệ tuần hoàn trở nên cô đặc hơn và có thể dẫn đến tăng đường huyết. Lượng đường trong máu cao có thể khiến đi tiểu nhiều hơn, dẫn đến mất nước nhiều hơn.

Chất làm ngọt nhân tạo. Nhiều người mắc bệnh tiểu đường sử dụng đồ uống dành cho người ăn kiêng. Họ yên tâm vì nghĩ rằng đồ uống không đường sẽ không làm tăng lượng đường trong máu của họ. Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý rằng một số chất làm ngọt không calo có thể gây tiêu chảy, góp phần làm mất nước. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem tiếp 7 nguyên nhân còn lại gây tăng đường huyết bạn nhé!

Nguồn: https://thanhnien.vn/suc-khoe/ngay-moi-voi-tin-tuc-suc-khoe-tap-the-duc-khi-bung-doi-co-tot-khong-1431994.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat với chúng tôi qua Facebook
Gọi em số 0934.166.552