Triệu chứng, cách điều trị đau lưng vì thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý về cơ xương khớp – cột sống thường gặp, gây đau đớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như teo cơ, liệt vận động…

Nguyên nhân, triệu chứng

Cột sống có cấu trúc gồm đĩa đệm nằm giữa hai đốt xương. Đĩa đệm chứa nhân nhầy có tác dụng kết nối hai đốt xương giúp giảm xóc khi cột sống chuyển động. Những thói quen sinh hoạt không tốt có thể khiến đĩa đệm dần thoái hóa và có xu hướng phồng ra. Phần đĩa đệm bị phồng qua thời gian nếu không được điều trị bắt đầu tiến triển nặng, phá vỡ nhân nhầy và chèn ép vào dây thần kinh gây ra thoát vị đĩa đệm. Tùy vào phần dây thần kinh nào bị chèn ép mà bệnh có thể gây đau ở những vị trí và triệu chứng khác nhau.

Triệu chứng như đau vùng thắt lưng, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên; tê yếu vùng thắt lưng, lan xuống hai chân do rễ thần kinh cơ vùng lưng bị chèn ép trong thời gian dài.

Theo bác sĩ Aubrey Gail, chuyên khoa Thần kinh Cột sống từ phòng khám ACC (Hà Nội), bệnh nhân nên cẩn thận với các triệu chứng tê yếu nhưng lại không đau. Cảm giác tê yếu là triệu chứng nghiêm trọng hơn cả những cơn đau. Vì nó không gây khó chịu nhiều như những cơn đau nên nhiều người dễ chủ quan, coi thường và không đi bác sĩ điều trị từ sớm.

Cách chẩn đoán

Có nhiều cách được sử dụng kết hợp để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm thắt lưng, đầu tiên qua phim chụp chẩn đoán hình ảnh, phim X quang và cộng hưởng từ MRI nhưng quan trọng là phim cộng hưởng từ. Tiếp theo, bác sĩ cần biết được tiền sử bệnh lý, bệnh nhân có cảm thấy đau từ lưng lan xuống chân không, bởi đau tê lan xuống chân là triệu chứng điển hình của các vấn đề liên quan đến đĩa đệm. Sau đó, khi nhìn vào phim chụp cộng hưởng từ, bác sĩ có thể quan sát tình trạng đĩa đệm có chèn ép vào dây thần kinh hay không.

Bác sĩ có thể áp dụng một số kiểm tra lâm sàng như kiểm tra tầm vận động, phản xạ và các bài kiểm tra về chấn thương chỉnh hình để chẩn đoán bệnh.

Phim cộng hưởng từ thể hiện tình trạng thoát vị đĩa đệm. Ảnh: ACC cung cấp.

Phim cộng hưởng từ thể hiện tình trạng thoát vị đĩa đệm. Ảnh: ACC cung cấp.

Phương pháp điều trị

Theo bác sĩ Aubrey Gail, có nhiều cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Ứng dụng trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic là một trong những phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cho chuyển biến tích cực.

Bác sĩ Aubrey Gail giải thích, hệ thần kinh cột sống là hệ thần kinh hoàn chỉnh và quan trọng bậc nhất vì nó bao gồm rất nhiều dây thần kinh xuyên suốt cả cơ thể. Hệ thần kinh này bắt đầu từ đốt sống dưới cổ và kết thúc ở xương cùng của mỗi người. Khi quá trình thoát vị đĩa đệm xảy ra gây chèn ép vào đường truyền dây thần kinh sẽ khiến các tín hiệu dẫn truyền bị rối loạn và phát sinh các triệu chứng đau nhức, tê buốt hoặc thậm chí mất cảm giác tại các bộ phận có liên quan.

Dựa trên nguyên lý này, các bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống sẽ tác động nắn chỉnh các vùng khớp đốt sống, loại bỏ sai lệch gây chèn ép lên vùng khớp và khôi phục chức năng vận động linh hoạt của vùng khớp đốt sống, qua đó, hỗ trợ giải phóng chèn ép lên đĩa đệm và dây thần kinh.

“Các nghiên cứu ở Mỹ, châu Âu đã chứng minh rằng trị liệu thần kinh cột sống là một trong những phương pháp hỗ trợ chữa tận gốc các cơn đau cột sống mà không dùng thuốc hay phẫu thuật”, bác sĩ Aubrey Gail nói.

Tại phòng khám ACC, các bác sĩ chuyên khoa thần kinh cột sống cũng áp dụng song song các kỹ thuật trị liệu công nghệ cao từ Mỹ nhằm hỗ trợ trong suốt quá trình điều trị như máy sóng sung kích giúp giải phóng các điểm cơ bị co cứng và tắc nghẽn, thiết bị Laser thế hệ IV hỗ trợ giảm sưng, đau, loại bỏ sưng viêm từ sâu trong các vùng khớp. Máy kéo giãn giảm áp DTS làm giảm áp lực nội đĩa đệm dưới tác động cơ học.

Bác sĩ Aubrey Gail thực hiện thủ thuật nắn chỉnh cột sống lưng cho bệnh nhân. Ảnh: Trà Mi.

Bác sĩ Aubrey Gail thực hiện thủ thuật nắn chỉnh cột sống lưng cho bệnh nhân. Ảnh: Trà Mi.

Một số bệnh nhân than phiền rằng những cơn đau quay trở lại ngay cả khi đã điều trị. Bác sĩ Aubrey Gail cho biết, bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu bệnh nhân lại tiếp tục ngồi hằng giờ, hằng ngày và không thay đổi các thói quen sinh hoạt, lối sống, tập thể dục thì sẽ tái phát, ngay cả khi họ đã phẫu thuật cắt bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị. Thoát vị có thể xuất hiện tại chính vị trí đĩa đệm đã phẫu thuật hoặc kéo theo thoát vị đĩa đệm tại các đốt sống khác.

Bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống thắng lưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như nguy cơ liệt suốt đời nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bác sĩ Aubrey khuyên mọi người không nên chủ quan bỏ qua các triệu chứng, giai đoạn bắt đầu khởi phát cũng là giai đoạn “vàng” để can thiệp điều trị hiệu quả.

Kim Uyên

Nguồn: https://vnexpress.net/trieu-chung-cach-dieu-tri-dau-lung-vi-thoat-vi-dia-dem-4204512.html

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat với chúng tôi qua Facebook
Gọi em số 0934.166.552