Phòng bệnh cho cún cưng trong mùa mưa

Chăm sóc chó trong mùa mưa đòi hỏi bạn tuân thủ các nguyên tắc về dinh dưỡng, vệ sinh và môi trường, đồng thời sử dụng biện pháp chuyên dụng để kiểm soát và phòng trừ ký sinh.

Mùa mưa nóng ẩm tạo điều kiện lý tưởng cho nấm mốc, vi khuẩn sự sinh sôi. Cũng như con người, cún cưng là vật chủ dễ bị ký sinh trùng, vi khuẩn tấn công, kéo theo các chứng bệnh về da lông thường gặp như nấm, ghẻ (xà mâu, sarcoptes, ghẻ tai otodectes…). Nếu đề kháng không đủ mạnh, cún dễ bị mắc bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe khi không được điều trị kịp thời.

bayer anh 1

Chó là vật chủ dễ bị ký sinh trùng, vi khuẩn tấn công, nhất là vào mùa mưa.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Kiểm soát bệnh tật và ký sinh trùng là giải pháp tránh các rắc rối sức khỏe cho thú cưng. Trong trường hợp cún bị ký sinh trùng tấn công, bạn có thể khắc phục bằng sản phẩm chuyên dụng và chế độ chăm sóc đúng cách.

Hãy đảm bảo cho cún cưng một khẩu phần ăn hài hòa, đủ nhóm chất béo, protein và vitamin… Đây là các nhóm chất quyết định tình trạng sức khỏe và da lông của cún. Chất béo đóng vai trò quan trọng trong việc dưỡng ẩm, giảm ngứa, kháng viêm. Cún nên ăn từ 10 đến 20% chất béo trên tổng lượng chất khô dung nạp vào cơ thể.

Protein là dưỡng chất giúp lông chó mềm mượt hơn, trong khi các loại vitamin A, E… sẽ làm nang lông khỏe mạnh, giúp kiểm soát tình trạng viêm, đồng thời kích thích lông mọc dày, đều để giữ ấm và bảo vệ chúng.

bayer anh 2

Nếu sử dụng thức ăn khô chuyên dụng dành cho cún cưng, bạn nhớ đọc kỹ thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì sản phẩm.

Ngay cả khi cún cưng được bổ sung thêm dinh dưỡng bằng thực phẩm chế biến như của người, bạn cũng đừng quên các nhóm chất trên. Thực tế, việc áp dụng một chế độ ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp cún khỏe khoắn, linh hoạt hơn với lớp da lông mềm mượt.

Vệ sinh, tắm định kỳ

Việc vệ sinh, tắm chó vẫn nên được thực hiện trong mùa mưa ẩm ướt. Đặc biệt, vệ sinh sau khi cún cưng chơi đùa ngoài mưa sẽ giúp phòng tránh vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập cơ thể và gây nên các bệnh viêm, nấm da.

bayer anh 3

Khi tắm cho cún, bạn nên sử dụng nước ấm và sản phẩm chuyên dụng giúp loại bỏ ký sinh trùng và khử mùi hôi, đừng quên tắm thật nhanh và sấy khô lông để tránh nhiễm lạnh.

Cún cưng cũng thích được bạn chải lông, bởi với chúng, đây là cách thể hiện tình cảm của chủ nhân. Mặt khác, việc chải lông sẽ giúp loại bỏ ký sinh trùng do lông chó rất dễ bẩn, bết dính dưới khí hậu ẩm ướt.

Giữ không gian sống sạch sẽ

Bạn có thể phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng cho cún cưng bằng cách thường xuyên khử khuẩn khu vực nơi cún ở như chuồng trại, gầm cầu thang, nền nhà… để diệt trừ mầm bệnh ẩn nấp trong môi trường và nguy cơ tái nhiễm cho chúng.

Điều này đặc biệt quan trọng nếu cún cưng được phép chạy loanh quanh khắp nơi để chơi đùa với các thành viên trong gia đình.

bayer anh 4

Phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng cho cún cưng bằng cách thường xuyên khử khuẩn khu vực nơi cún ở.

Sử dụng sản phẩm chuyên dụng

Ngoài ve, rận, ký sinh trùng gây viêm da thường rất khó nhìn thấy bằng mắt thường. Khi cún cưng bị ngứa, viêm da, rụng lông, đồng nghĩa bé đã mắc bệnh, cần được điều trị sớm. Tuy nhiên, bạn có thể chủ động phòng ngừa cho cún, tránh bị ký sinh trùng tấn công bằng sản phẩm chuyên dụng.

Nhiều chủ nuôi thường sử dụng tuýp nhỏ gáy Advocate của Bayer để phòng ngừa và diệt nội – ngoại ký sinh trùng. Một liệu trình nhỏ gáy trong mỗi tháng sẽ tạo nên lớp bảo vệ cho bé, giúp phòng tránh các loại ghẻ, bọ chét, giun tim hay giun đường tiêu hóa.

Advocate là giải pháp đơn giản, tiện dụng với dạng nhỏ gáy ngoài da, an toàn cho chó từ 7 tuần tuổi với hiệu quả kéo dài, được nhiều người yêu chó ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trên thị trường.

bayer anh 5

Bạn có thể tham gia các cộng đồng nuôi cún cưng như fanpage Bí mật thú cưng để được chuyên gia tư vấn cách nuôi dưỡng, chăm sóc chó đúng cách.

Nguồn: https://zingnews.vn/phong-benh-cho-cun-cung-trong-mua-mua-post1134161.html

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat với chúng tôi qua Facebook
Gọi em số 0934.166.552